logo

THƯƠNG HIỆU YẾN SÀO ASIA BIRD'S NEST

Tinh Hoa Yến Sào Châu Á
0
  • Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
0
  • Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
0
  • Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Chế biến yến sào

Chế biến yến sào

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM SẠCH TỔ YẾN THÔ

I. CÁCH 1: LÀM SẠCH BẰNG CÁCH NGÂM NƯỚC

 

Chuẩn bị:

– 1 thau nhỏ nước sạch màu trắng để nhặt lông.

– 1 nhíp nhặt lông chuyên dùng.

– 1 cái ray lỗ nhỏ

– 1 cái dĩa hoặc cái chén sạch để đựng yến.

 

 

 

 

Tiến hành :

Bước 1: Cho tổ yến sào thô vào thau nước sạch (nước lọc bình thường, tuyệt đối không sử dụng nước ấm. Vì khi ngâm bằng nước nóng sẽ làm yến tan ra và làm cho tổ yến mất đi nhiều chất dinh dưỡng ) để ngâm cho yến nở ra, ngâm khoảng 1 đến 2 tiếng tùy vào mức độ nở của từng loại yến.

 

 

 

 

 

Bước 2:  Yến sào sau khi ngâm tiến hành làm cho ráo nước và cho vào 1 đĩa (màu trắng) và chuẩn bị 1 chén nước sạch.

Tiếp theo tiến hành nhặt lần đầu những lông lớn và những tạp chất (đất, vôi v.v…..) và một số lông kim (lông nhỏ khó nhặt). Chén nước sạch dùng để nhúng đầu nhíp vào khi nhặt lông.

 

(Tiến hành nhặt sạch lông tơ có trong tổ yến)

 

 

 

Bước 3:  Sau khi nhặt lần đầu tương đối sạch, khi đó yến sào còn một số lông kim và tạp chất nhỏ khó nhặt. Chúng ta tiến hành gắp từng phần yến để vào ray và để vào 1 tô nước.

Dùng muỗng khuấy nhẹ sẽ làm rớt đi những lông kim khó nhặt và hạn chế để tổ yến tiếp xúc nước thời gian lâu vì dễ làm mất đi những khoáng chất có trong tổ yến (dùng loại ray có lỗ nhỏ sẽ không làm rớt yến ra).

 

(Để yến sau khi nhặt sạch lông vào ray và tiến hành khuấy đều trên mặt nước)

 

 

Bước 4:  Tiến hành làm lại bước 3 thêm 1 lần nữa. Lúc này quý khách hàng sẽ có được yến sào sạch lông và có thể tiến hành nhặt lông lại tùy theo nhu cầu muốn làm sạch của cá nhân.

 

 

Bước 5:  Nếu quý khách hàng làm sạch 1 lần để dùng cho nhiều lần thì phần yến sạch sau chưa dùng tới, hãy cho vào ray, để ráo nước rồi mới để vào tủ lạnh bảo quản. Lưu ý, không để tổ yến còn nước khi bảo quản trong tủ lạnh vì sẽ làm hư tổ yến.

 

 

 

 

 

 

 

II. CÁCH 2: CÁCH LÀM SẠCH HẠN CHẾ TIẾP XÚC VỚI NƯỚC

Chắc hẳn bạn đã quen với cách chế biến bằng cách ngâm vào trong bát nước để làm mềm tổ, sợi yến rời ra và bạn lấy sợi lông yến ra để có yến sạch. Tuy nhiên, nếu làm theo cách này thì sẽ có những nhược điểm sau:

Yến khi nhúng nước thường không mềm đều khắp, có phần thì sẽ mềm nhanh, có phần thì sẽ mềm lâu, nhất là phần chân hai bên của tổ yến. Vì thế, nếu bạn không chú ý kiểm tra đều đặn để lấy phần yến đã mềm ra để làm sạch tổ yến trước khi tiến hành chế biến thì phần yến đó sẽ mềm ra, bị nhão và không còn ngon miệng khi ăn nữa.

 

 

 

Cấu tạo của sợi yến là sự chồng xếp và bám chặt để tạo ra một sợi yến dày. Bởi thế mà nếu sợi yến tiếp tục ngâm trong nước trong một thời gian dài, sợi yến dày sẽ dễ dàng bị phá vỡ cấu trúc thành sợi yến mỏng manh hơn nhiều. Chính vì điều đó mà độ thơm ngon của sợi yến sẽ bị giảm đi.

Tổ yến ngâm với thời gian dài trong nước, ít nhiều sẽ bị mất chất dinh dưỡng của yến sào. Bạn nên ngâm với thời gian ngắn nhé.

Vì vậy, Thương Hiệu Yến Sào Asia Bird’s Nest sẽ chia sẻ đến quý khách hàng một cách chế biến yến thô nhanh và sạch lông tổ yến để khắc phục những nhược điểm đã nêu trên.

 

 

Chuẩn bị:

  • Tổ yến thô.
  • Nhíp đặc biệt dùng để nhổ lông yến.
  • Một cái sàng sạch.
  • Một chén nước sạch.
  • Một cái đĩa trắng (nên chọn đĩa trắng để dễ dàng nhìn thấy các tạp chất và lông bám trên tổ).
  • Một bàn chà nhỏ (có thể sử dụng bàn chải đánh răng để thay thế) .
  • Một chiếc khăn bông sạch.
  • Một hộp mũ có nắp (nếu bạn không có hộp có nắp, bạn có thể sử dụng bát hoặc tô chén và đậy bằng màng bọc thức ăn).

 

 

Tiến hành:

Bước 1: Làm sạch bề mặt sản phẩm tổ

Thấm nước để ướt tổ, sử dụng bàn chải đánh răng sạch để chải sạch các mặt của tổ yến, từ đó loại bỏ các tạp chất có trên bề mặt của tổ.

 

 

Làm sạch bề mặt tổ

 

 

 

Bước 2: Quấn yến bằng khăn ướt

Sau khi lau chùi sạch các tạp chất trên bề mặt của tổ, hãy chuẩn bị một chiếc khăn bông, nhúng ướt và vắt khăn bông. Sử dụng khăn bông để quấn tổ yến lại, cho tổ yến đã quấn khăn bông vắt ráo nước cho vào trong hộp và đậy kín nắp.

 

Quấn yến lại bằng khăn ướt

 

 

Bước 3: Đặt hộp chứa yến vào trong tủ lạnh

Đặt hộp đựng yến vào trong tủ đông. Thời gian để vào tủ lạnh từ 120 cho đến 1440 phút tùy thuộc vào từng loại yến. Ví dụ: tổ bạch yến từ 120 đến 720 phút,  tổ huyết yến khoảng 1200 phút (nhưng không quá 1440 phút).

Bạn chỉ có thể tiết kiệm thời gian bằng cách đặt hộp này trong tủ đông qua đêm. Đến khi sáng hôm sau là có thể làm sạch tổ yến.

 

 

 

Bước 4: Lấy hộp yến khỏi tủ lạnh và bắt đầu nhặt lông

Sau thời gian làm lạnh, lấy hộp ra và bắt đầu công đoạn làm sạch. Tách từng sợi và lấy lông ra. Sau khi lấy tất cả lông khỏi tổ, có thể đặt tổ yến vào sàng và đưa vào bát nước để làm sạch các sợi lông tơ.

 

Lấy tổ yến ra khỏi tủ lạnh và bắt đầu nhặt lông

 

 

 

 

 

III. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUY TRÌNH LÀM SẠCH TỔ YẾN THÔ

 

– Khi tiến hành ngâm tổ yến sào: tuyệt đối không ngâm bằng nước nóng vì khi ngâm bằng nước nóng sẽ làm yến tan ra và làm cho tổ yến mất đi nhiều chất dinh dưỡng.

– Tuyệt đối không dùng chất tẩy rữa để làm sạch tổ yến sào thô,chỉ dùng nước sạch để rửa.

– Không nên ngâm tổ yến quá lâu trong nước, thời gian ngâm khoảng tầm 3 tiếng trở xuống. Ngâm tới khi yến tơi ra.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẾ BIẾN YẾN SÀO ĐÚNG CÁCH

Thành phần yến sào rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để có thể giữ được trọn vẹn dưỡng chất, bạn không thể bỏ qua cách chế biến yến sào đúng cách. Thương Hiệu Yến Sào Asia Bird’s Nest sẽ chia sẻ cùng quý khách hàng trong bài viết dưới đây.

 

Yến Sào Asia Bird’s Nest - Tinh Hoa Yến Sào Châu Á

Yến Sào Asia Bird’s Nest – Tinh Hoa Yến Sào Châu Á

 

 

I. ĐỐI VỚI CÁC MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ YẾN SÀO NÓI CHUNG:

– Khi chế biến tổ yến đã được làm sạch nên tuân thủ việc không đun sôi sùng sục yến vì khi đun nhiệt độ cao sẽ dẫn đến một số vitamin và khoáng chất bị bay hơi.

– Yến thật khi mới chưng xong còn nóng mùi khá tanh nhưng có người lại thấy mùi đó thơm, khi nguội đi thì mùi tanh sẽ giảm dần. Sau khi để yến chưng nguội bỏ vô tủ lạnh dùng dần trước 1 tuần là tốt nhất.

– Các món ăn chế biến từ yến thường là chưng yến riêng rồi cho yến đã được chưng vào chung với món ăn chính vào giai đoạn cuối.

– Không nên sử dụng quá nhiều đường cho món ăn chế biến từ yến sào bởi vì hàm lượng đường càng nhiều càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào.

– Lưu ý khi chế biến yến sào cùng với các nguyên liệu khác: bạn không nên nấu trực tiếp yến sào với lửa lớn, nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, yến sào càng không nên nấu chung với hỗn hợp khác sẽ bị mất dưỡng chất. Vì thế, nếu muốn dùng yến sào để chế biến các món ăn, tốt nhất bạn nên chưng cách thủy tổ yến theo các bước trên, sau đó cho tổ yến đã chưng vào món ăn mà bạn muốn chế biến. Cách này vừa giúp bảo vệ các dưỡng chất, vừa giúp món ăn thơm ngon, mang hương vị tự nhiên của yến.

 

 

 

 

 

II. ĐỐI VỚI CÁC MÓN YẾN CHƯNG:

Trong tất cả các phương pháp chế biến yến sào, chưng là phương pháp phổ biến nhất. Vì phương pháp này vừa đơn giản, vừa giúp giữ lại lượng dưỡng chất nhiều nhất. Chế biến được món tổ yến chưng bổ dưỡng thì bạn cần biết được những lưu ý trong quá trình chế biến để thu được thành phẩm tốt nhất. Dưới đây là những lưu ý mà quý khách hàng cần biết để có một bát tổ yến chưng đường phèn chất lượng:

 

 

Lưu ý 1

Lượng nước: trong thố phải ngập hết lượng yến cần chưng. Điều này sẽ giúp yến có thể nở to, mềm hơn. Tuy nhiên, có thể điều chỉnh lượng nước tùy vào sở thích muốn ăn đặc hay loãng của người dùng. Thường với trẻ nhỏ và người già thì chưng loãng sẽ dễ ăn hơn.

 

 

Lưu ý 2

Mực nước: bên trong thố không nên vượt quá 70-80% chiều cao của thố vì nếu quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng trào nước khi yến nở, gây lãng phí yến, giảm mất lượng dinh dưỡng trong tố yến chưng cho 1 lần ăn.

 

Lưu ý 3

Lửa chưng yến: nấu với lửa vừa, hạ lửa khi nước sôi để giữ nhiệt độ bên trong thố khoảng 70-800C vì nếu để lửa và nhiệt độ quá cao sẽ gây mất chất hoặc biến chất một số thành phần trong tổ yếu, làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.

 

Lưu ý 4

Thời gian chưng yến: với đường phèn phải đủ thời gian 20-30 phút. Sau đó có thể để yên trong nồi 20 phút sau khi đã tắt bếp để đảm bảo độ giòn, dai, hương vị thơm ngon như ý, ngon miệng lại thật bổ dưỡng cho cơ thể. Nếu chưng yến cho người già yếu hoặc trẻ nhỏ có thể chưng yến trong thời gian dài lên đến 5-6 giờ để yến tan ra, giúp đối tượng này dễ dàng sử dụng.

 

 

Lưu ý 5

Nếu không có thời gian chưng yến bằng bếp lửa, bạn có thể dùng thố điện chuyên dụng để đun cũng rất thuận tiện nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh để yến bị cháy hay quá ít nước.

 

Lưu ý 6

Có thể cho thêm một lát gừng mỏng vào yến chưng đường phèn. Gừng sẽ giúp trung hòa tính hàn của tổ yến, khi ăn giúp bạn ấm bụng hơn. Đặc biệt với những người ốm yếu nên ăn yến chưng đường phèn khi còn nóng sẽ tốt hơn và tăng hương vị cho món ăn nữa nhé!

 

Lưu ý 7

Giai đoạn cho đường phèn: Để giữ được hương vị đậm đà của yến sào, bạn nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc khi tắt lửa.

 

 

Lưu ý 8

Bạn có thể ăn tổ yến nóng hoặc lạnh tùy sở thích. Có thể đun lại được nếu có phần bảo quan trong tủ lạnh đều được vì nó không làm ảnh hưởng đến mùi vị cũng như dưỡng chất của tổ yến chưng đường phèn này.

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN TỪ YẾN SÀO

Đánh giá
Ngày

23 Tháng Mười, 2015

Danh mục

Chế biến yến sào

Custom Field

Enter some text here

Chia sẻ
YÊU CẦU GỌI LẠI TƯ VẤN
+
Gửi số điện thoại
.
.
.
.
Gọi ngay
Địa điểm