logo

THƯƠNG HIỆU YẾN SÀO ASIA BIRD'S NEST

Tinh Hoa Yến Sào Châu Á
0
  • Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
0
  • Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
0
  • Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

Sau khi mắc COVID-19, người bệnh nên ăn uống như thế nào để phục hồi tốt nhất?







Sau khi mắc COVID-19, người bệnh nên ăn uống như thế nào để phục hồi tốt nhất?

 

Có lẽ đây là những câu hỏi được nhiều quý khách hàng quan tâm khi bản thân hoặc người thân trong gia đình là bệnh nhân sau điều trị COVID-19, đang trong quá trình phục hồi sức khỏe.

 

Với bài viết kiến thức sau đây, Thương Hiệu Yến Sào Asia Bird’s Nest xin được mạn phép chia sẻ đến quý khách những kiến thức về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh sau điều trị COVID-19, hy vọng sẽ phần nào hỗ trợ được quý khách hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

 

 

Chăm sóc phục hồi những người sau mắc COVID-19 tại cộng đồng là vấn đề cấp thiết, trong đó chăm sóc dinh dưỡng để ổn định sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng cho người bệnh rất quan trọng.

Dinh dưỡng phục hồi sau điều trị COVID-19

Dinh dưỡng giúp cơ thể có sức khoẻ tốt, nâng cao sức đề kháng, khôi phục sức khoẻ sau bệnh tật. Đặc biệt với ngừơi bệnh sau điều trị COVID-19, dinh dưỡng lại càng quan trọng.

 

 

I. VÌ SAO DINH DƯỠNG PHỤC HỒI LẠI QUAN TRỌNG?

COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm, có thể gây ra các triệu chứng sốt, ho, suy nhược chung, đau, khó thở cũng như thay đổi vị giác và khứu giác. Người mắc COVID-19 bị ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở nhiều mức độ; do tăng nhu cầu dinh dưỡng gây ra do sốt, nhiễm trùng huyết, khó thở và giảm lượng dinh dưỡng do ho quá nhiều, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi kéo dài, kém ăn và các vấn đề tiếp cận thực phẩm.

Bên cạnh đó, việc điều trị kéo dài càng làm cho người bệnh thường có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, giảm sức khỏe, giảm khối cơ và sức bền hệ cơ –xương, suy yếu và giảm vận động. Một số triệu chứng này có thể vẫn còn ảnh hưởng trong giai đoạn phục hồi sau mắc bệnh, có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và khả năng ăn uống của người bệnh, khiến cho nhu cầu dinh dưỡng khó đáp ứng.

Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tình trạng được gọi là suy dinh dưỡng (thiếu dinh dưỡng), có thể làm chậm quá trình hồi phục sau mắc bệnh. Ngoài ra, với những người trên 65 tuổi hoặc có các bệnh mạn tính và bị mắc COVID-19 thì nguy cơ suy dinh dưỡng càng gia tăng.

Người phục hồi sau mắc COVID-19 cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.

Do vậy, ăn uống đầy đủ và duy trì cân nặng hợp lý là điều quan trọng để duy trì sức khỏe và thể lực để đảm bảo cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng (năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất) giúp bảo vệ chống lại bệnh tật và giúp bạn mau phục hồi sau mắc bệnh.

Nếu bạn đang phải gặp khó khăn để có thể ăn uống đầy đủ, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về một chế độ ăn uống phù hợp. Tuy nhiên, mỗi người cũng cần có những kiến thức nhất định để tự theo dõi và chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho chính mình.

II. SÀNG LỌC NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG

 

Điều quan trọng để giúp cho bạn biết tình trạng dinh dưỡng của mình và phòng tránh không bị suy dinh dưỡng là bạn phải biết cân nặng và duy trì sự ngon miệng của mình, đặc biệt nếu bạn là người lớn tuổi hoặc đã có bệnh lý nền từ trước.

Cần theo dõi cân nặng để biết tình trạng dinh dưỡng của mình.

Cách giúp bạn tự theo dõi cân nặng

Thừa cân hoặc thiếu cân đều không tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn và có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị bệnh do COVID-19 và khả năng hồi phục của bạn. Bạn có thể đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng của mình bằng cách đo cân nặng và chiều cao rồi tính chỉ số khối cơ thể BMI = cân nặng (kg)/chiều cao2 (m). Nếu BMI < 20: Có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. BMI < 18.5: Suy dinh dưỡng.

Có một cách khác là theo dõi sự thay đổi cân nặng của bạn vì đó là dấu hiệu cho biết những gì đang xảy ra trong cơ thể bạn. Bạn có thể kiểm tra xem mình có giảm quá nhiều cân hay không. Nếu cân nặng của bạn giảm trên 5% trong 3-6 tháng thì có nghĩa là bạn đang có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Nếu không thể tự cân, hãy lưu ý các dấu hiệu giảm cân khác có tác dụng gợi ý như đồ trang sức và quần áo trở nên rộng, lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, cân nặng cũng không phải là thước đo duy nhất đánh giá sự phục hồi của bạn, vì vậy hãy cân nhắc xem điều gì là quan trọng đối với bạn và bình thường với bạn. Đối với một số người, đó có thể là leo cầu thang hoặc có thể đứng dậy khỏi ghế một cách dễ dàng, đối với những người khác thì có thể có năng lượng để đi dạo.

Nếu chỉ số BMI của bạn trên 25 và bạn đang nghĩ đến việc giảm cân, thực hiện điều này ngay sau khi bị bệnh có thể không phải là thời điểm tốt nhất. Thay vào đó, hãy đợi cho đến khi bạn đã hồi phục hoàn toàn. Hãy xin ý kiến bác sĩ của bạn khi nào là thời điểm tốt nhất để bạn giảm cân.

III. NGƯỜI PHỤC HỒI SAU MẮC COVID-19 CẦN ĐẢM BẢO ĐỦ DINH DƯỠNG

 

Nguyên tắc chung là đảm bảo chế độ ăn lành mạnh và cân bằng theo hướng dẫn của Tháp dinh dưỡng hợp lý cho từng độ tuổi cung cấp cho bạn thông tin về những gì nên ăn và ăn bao nhiêu để đảm bảo bạn có được một chế độ ăn uống hợp lý.

– Đảm bảo ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm trong từng nhóm thực phẩm (nhóm cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), phối hợp thực phẩm nguồn gốc thực vật và động vật hợp lý để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh và phục hồi sau mắc bệnh.

Người phục hồi sau mắc COVID-19 cần uống đủ nước.

– Đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, có thể chia nhỏ bữa và thêm bữa phụ, ăn nóng, thức ăn nên luộc, hấp nấu chín mềm. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

– Nên ăn ít thịt, thay bằng cá, tôm, cua. Nên ăn các loại đậu, đỗ. Mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 bữa cá, 3 quả trứng và ăn thêm sữa chua.

– Nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, trong đó chất béo thực vật chiếm khoảng 35% tổng lượng chất béo trở lên.

– Hạn chế ăn muối và gia vị mặn, bột ngọt, đường và đồ ngọt, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn.

– Những người đang mắc các bệnh mạn tính: như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gout… cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

– Bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn.

– Uống đủ lượng nước cần thiết hằng ngày (khoảng 1200ml -1800ml/ngày).

– Bổ sung thêm các vitamin C, D để tăng cường sức khoẻ trong điều kiện cách ly, hạn chế tiếp xúc xã hội dài ngày.

 

 

 

 

II. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ COVID-19

Năng lượng trong khẩu phần sẽ được cung cấp bởi các thực phẩm trong chế độ ăn thuộc 3 nhóm: Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường (gạo, ngũ cốc, khoai, củ); Nhóm thực phẩm giàu đạm (các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại); nhóm thực phẩm giàu chất béo (mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu).

 

Thông thường, chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng là đạm (protein) từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25% và chất bột đường (glucid) từ 55-65%. Ví dụ một người cần có tổng năng lượng ăn vào là 2000 kcal/ngày với tỷ lệ năng lượng từ P:L:G là 15:20:55 thì sẽ cần được cung cấp 300 kcal từ 75g chất đạm, 400 kcal từ 45g chất béo và 1100 kcal từ 275g chất bột đường.

 

 

Người bệnh sau mắc COVID-19 cần ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

 

 

Ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản… đậu, đỗ…). Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần.

 

Tuy nhiên, người mới khỏi bệnh nên chọn protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu. Các amino acid có vai trò duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể, tham gia vào các hàng rào bảo vệ, sự dịch chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: Nội tạng động vật, óc. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.

 

Thực phẩm giàu Protein, giá trị sinh học cao được đề xuất: YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST là loại bình bổ, có tác dụng bổ hư, bổ âm, nhuận phế, bổ khí, ích tỳ rất thích hợp để bồi bổ cho những người hư lao gầy còm, ho lâu không đờm, ho khạc ra máu, nhiều mồ hôi, đặc biệt thích hợp cho những người lao phổi lo ra máu, người bị tổn thương phổi nặng khi bị Covid-19.

 

Nghiên cứu cho thấy, tổ yến chứa 42,8 – 54,9% protein, nhiều glucose, các axit amin cần thiết khó thay thể: Cystein, phenyllamin, tyrosin…; các viamin B, C, E, PP…; các khoáng chất natri, sắt, photpho và các nguyên tố vi lượng.

 

 

 

HỒNG YẾN SÀO SƠ CHẾ ( HỘP 100 GR )

 

 

Theo Đông y, tổ yến vị ngọt, tính bình, vào phế, vị và thận. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết.

 

Dùng để bồi bổ cho những người: Suy nhược cơ thể, viêm khí phế quản, ho khan đàm dính, hen suyễn, khái huyết, thổ huyết, hư lao gầy còm, ho lâu không đờm, nhiễm mồ hôi, đặc biệt thích hợp cho những người bị lao phổi, ho ra máu, người bệnh bị tổn thương phổi nặng do Covid-19…

 

 

 

 

 

Suy nhược cơ thể, hư lao gày còm, mệt mỏi sau Covid-19: YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST 10 – 15g. Trước tiên dùng nước lạnh ngâm cho nở ra, dùng nhíp nhổ bỏ tạp chất, rửa sạch cho vào trong nồi, cho khoảng 300 – 400ml nước, cho một ít đường phèn hoặc đường cát, dùng lửa nhỏ hầm chín, sau khi chín chia lần ăn uống điểm tâm.

 

Phế hư ho lâu ngày, đờm lẫn máu, phổi tổn thương do Covid-19: Mỗi ngày dùng 10 – 15g yến trắng tinh chế Asia Bird’s Nest (phương pháp làm giống như trên), lê tươi 1 quả (bỏ vỏ và ruột cắt thành lát) hoặc bột xuyên bối 10g, cho 300 – 400ml nước, dùng lửa nhỏ hầm chín ăn, mỗi ngày ăn 2 lần.

 

 

 

YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST giúp bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân sau điều trị COVID-19

 

 

 

Làm sạch phổi, tăng cường sức đề kháng sau nhiễm Covid-19: Yến sào 10g, mật ong 20ml, đường phèn 20g, vài lát gừng tươi thái mỏng, thố sứ và nồi hấp cách thủy. Yến sào nguyên chất làm sạch, sau đó cho vào thố có nắp đậy. Cho nước vừa đủ ngập phần yến, sau đó cho vào nồi để chưng yến cách thủy. Lúc đầu chỉnh bếp với lửa to còn sau khi nước trong nồi đã sôi thì chỉnh bếp nhỏ lại để tránh cạn nước. Khi yến chín hòa mật ong cùng với chút nước ấm vào, cho thêm vài lát gừng rồi tiếp tục chưng thêm 5 phút nữa. Tắt bếp và múc phần yến sào chưng mật ong ra bát, thưởng thức nóng.

 

 

 

 

Về chất béo, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, tỷ lệ chất béo động vật/chất béo tổng số dưới 60%. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt…), các loại động vật có vú (lợn, bò…).

 

Người sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì nó khó tiêu.

 

Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa 2 cốc/ngày, vì sữa có đủ các thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu phù hợp với người mới khỏi bệnh. Đặc biệt với sữa năng lượng cao, làm cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi.

 

 

 

 

 

Bình thường, khi đói thì chúng ta muốn ăn và thèm ăn, với người đói (thiếu) vi chất dinh dưỡng và đường tiêu hóa yếu kém thì ngược lại, họ thường mất cảm giác đói và thèm ăn.

 

Vì vậy, để hỗ trợ cho đường tiêu hóa, thì người bệnh nên bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần, đồng thời bổ sung viên đa vitamin- khoáng chất cho người lớn, hay các dạng siro hay cốm đa vitamin- khoáng chất cho trẻ em giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, giúp cơ thể mau bình phục hơn.

 

 

 

 

III. PHÓ GIÁO SƯ – TIẾN SĨ – BÁC SĨ: TRẦN ĐÌNH TOÁN – NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN DINH DƯỠNG LÂM SÀNG – CHIA SẺ VỀ TÁC DỤNG CỦA YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN ĐANG PHỤC HỒI SAU ĐIỀU TRỊ COVID-19

 

YouTube video

 

Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ: Trần Đình Toán – Nguyên Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng – chia sẻ về tác dụng của YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST đối với bệnh nhân đang phục hồi sau điều trị COVID-19

 

 

 

 

 

 

 

Cảm ơn quý khách hàng đã theo dõi bài viết !

Hy vọng với những chia sẻ trên đây từ Thương Hiệu Yến Sào Asia Bird’s Nest, quý khách sẽ có được thêm nhiều thông tin kiến thức về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân phục hồi sau điều trị COVID-19.

Chúc quý khách và gia đình sức khỏe dồi dào, cùng vượt qua đại dịch.

Hãy cho phép thương hiệu được chia sẻ đến quý khách những giá trị tinh hoa của yến sào Châu Á.

 

 

 

❖ Bài viết tham khảo:

● Yến sào hỗ trợ tăng cường sức đề kháng phòng ngừa COVID-19

● Hướng dẫn chế biến tổ yến, YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST dành cho bệnh nhân COVID-19

● Tác dụng của YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST đối với phổi của bệnh nhân COVID-19

● Bệnh nhân sau điều trị COVID-19 ăn yến sào được không?

● Chế độ dinh dưỡng dành cho người sau tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19

● Yến sào giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả trong mùa dịch bệnh COVID-19, bạn đã biết chưa?

● Giảm phản ứng phụ sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 bằng YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST

● YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ em, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh COVID-19

● Ăn gì để tăng cường sức đề kháng bảo vệ cả gia đình trong mùa dịch bệnh COVID-19

● Tăng sức đề kháng cho người già trong mùa dịch bệnh COVID-19 bằng tổ yến Thương Hiệu Asia Bird’s Nest

● Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân phục hồi sau điều trị COVID-19

 

 

 

 

logo

 

 

 

” Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là sứ mệnh của thương hiệu “

” Được phục vụ quý khách là niềm vinh hạnh của thương hiệu “

” Sự hài lòng của quý khách hàng là thành công lớn nhất của thương hiệu “

” Hãy cho phép thương hiệu được chia sẻ đến quý khách những giá trị tinh hoa của yến sào Châu Á “

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan:
Khám Phá Địa Chỉ Uy Tín Mua Yến Sào Asia Bird’s Nest Tại TP HCM
Khám Phá Cửa Hàng Chi Nhánh của Thương Hiệu Yến Sào Asia Bird’s Nest tại
Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển của Thương Hiệu Yến Sào Asia Bird’s Nest
Introducing Asia Bird's Nest, a brand synonymous with excellence and purity in the realm of

Đánh giá
Quản Trị Viên
Không có bình luận

Gửi bình luận

Bình luận

*












YÊU CẦU GỌI LẠI TƯ VẤN
+
Gửi số điện thoại
.
.
.
.
Gọi ngay
Địa điểm