logo

THƯƠNG HIỆU YẾN SÀO ASIA BIRD'S NEST

Tinh Hoa Yến Sào Châu Á

Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân phục hồi sau điều trị COVID-19







Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân phục hồi sau điều trị COVID-19 như thế nào là tốt nhất ?

 

Có lẽ đây là những câu hỏi được nhiều quý khách hàng quan tâm khi bản thân hoặc người thân trong gia đình là bệnh nhân sau điều trị COVID-19.

 

Với bài viết kiến thức sau đây, Thương Hiệu Yến Sào Asia Bird’s Nest xin được mạn phép chia sẻ đến quý khách những kiến thức về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh sau điều trị COVID-19, hy vọng sẽ phần nào hỗ trợ được quý khách hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 

Dinh dưỡng giúp cơ thể có sức khoẻ tốt, nâng cao sức đề kháng, khôi phục sức khoẻ sau bệnh tật. Đặc biệt với ngừơi bệnh sau điều trị COVID-19, dinh dưỡng lại càng quan trọng.

 

 

I. NGƯỜI BỆNH SAU ĐIỀU TRỊ COVID-19 DỄ BỊ SUY DINH DƯỠNG

Người bệnh COVID-19 rất dễ mệt mỏi, chán ăn, thậm chí rất khó ăn khi bị sốt, nhiễm trùng, suy hô hấp. Vì vậy, sau thời gian điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm, cơ quan hô hấp, tiêu hóa bị suy yếu, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng (SDD) ở các mức độ khác nhau.

 

SDD làm giảm khối cơ và suy giảm chức năng, ảnh hưởng xấu tới mô mỡ và khối xương, làm cho cơ thể bệnh nhân bị suy kiệt. Đồng thời SDD còn ảnh hưởng tới sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

 

Dinh dưỡng cho người sau điều trị COVID-19 rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cải thiện các chức năng cho cơ thể, trong đó có chức năng hô hấp bằng chế độ ăn giàu dinh dưỡng như: Nhiều năng lượng, protein và các vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần.

 

 

II. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ COVID-19

Năng lượng trong khẩu phần sẽ được cung cấp bởi các thực phẩm trong chế độ ăn thuộc 3 nhóm: Nhóm thực phẩm giàu chất bột đường (gạo, ngũ cốc, khoai, củ); Nhóm thực phẩm giàu đạm (các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại); nhóm thực phẩm giàu chất béo (mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu).

 

Thông thường, chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng là đạm (protein) từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25% và chất bột đường (glucid) từ 55-65%. Ví dụ một người cần có tổng năng lượng ăn vào là 2000 kcal/ngày với tỷ lệ năng lượng từ P:L:G là 15:20:55 thì sẽ cần được cung cấp 300 kcal từ 75g chất đạm, 400 kcal từ 45g chất béo và 1100 kcal từ 275g chất bột đường.

 

 

Người bệnh sau mắc COVID-19 cần ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

 

 

Ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản… đậu, đỗ…). Ngoài ra, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần.

 

Tuy nhiên, người mới khỏi bệnh nên chọn protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu. Các amino acid có vai trò duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể, tham gia vào các hàng rào bảo vệ, sự dịch chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: Nội tạng động vật, óc. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.

 

Thực phẩm giàu Protein, giá trị sinh học cao được đề xuất: YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST là loại bình bổ, có tác dụng bổ hư, bổ âm, nhuận phế, bổ khí, ích tỳ rất thích hợp để bồi bổ cho những người hư lao gầy còm, ho lâu không đờm, ho khạc ra máu, nhiều mồ hôi, đặc biệt thích hợp cho những người lao phổi lo ra máu, người bị tổn thương phổi nặng khi bị Covid-19.

 

Nghiên cứu cho thấy, tổ yến chứa 42,8 – 54,9% protein, nhiều glucose, các axit amin cần thiết khó thay thể: Cystein, phenyllamin, tyrosin…; các viamin B, C, E, PP…; các khoáng chất natri, sắt, photpho và các nguyên tố vi lượng.

 

 

 

HỒNG YẾN SÀO SƠ CHẾ ( HỘP 100 GR )

 

 

Theo Đông y, tổ yến vị ngọt, tính bình, vào phế, vị và thận. Có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết.

 

Dùng để bồi bổ cho những người: Suy nhược cơ thể, viêm khí phế quản, ho khan đàm dính, hen suyễn, khái huyết, thổ huyết, hư lao gầy còm, ho lâu không đờm, nhiễm mồ hôi, đặc biệt thích hợp cho những người bị lao phổi, ho ra máu, người bệnh bị tổn thương phổi nặng do Covid-19…

 

 

 

 

 

Suy nhược cơ thể, hư lao gày còm, mệt mỏi sau Covid-19: YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST 10 – 15g. Trước tiên dùng nước lạnh ngâm cho nở ra, dùng nhíp nhổ bỏ tạp chất, rửa sạch cho vào trong nồi, cho khoảng 300 – 400ml nước, cho một ít đường phèn hoặc đường cát, dùng lửa nhỏ hầm chín, sau khi chín chia lần ăn uống điểm tâm.

 

Phế hư ho lâu ngày, đờm lẫn máu, phổi tổn thương do Covid-19: Mỗi ngày dùng 10 – 15g yến trắng tinh chế Asia Bird’s Nest (phương pháp làm giống như trên), lê tươi 1 quả (bỏ vỏ và ruột cắt thành lát) hoặc bột xuyên bối 10g, cho 300 – 400ml nước, dùng lửa nhỏ hầm chín ăn, mỗi ngày ăn 2 lần.

 

 

 

YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST giúp bồi bổ sức khỏe cho bệnh nhân sau điều trị COVID-19

 

 

 

Làm sạch phổi, tăng cường sức đề kháng sau nhiễm Covid-19: Yến sào 10g, mật ong 20ml, đường phèn 20g, vài lát gừng tươi thái mỏng, thố sứ và nồi hấp cách thủy. Yến sào nguyên chất làm sạch, sau đó cho vào thố có nắp đậy. Cho nước vừa đủ ngập phần yến, sau đó cho vào nồi để chưng yến cách thủy. Lúc đầu chỉnh bếp với lửa to còn sau khi nước trong nồi đã sôi thì chỉnh bếp nhỏ lại để tránh cạn nước. Khi yến chín hòa mật ong cùng với chút nước ấm vào, cho thêm vài lát gừng rồi tiếp tục chưng thêm 5 phút nữa. Tắt bếp và múc phần yến sào chưng mật ong ra bát, thưởng thức nóng.

 

Về chất béo, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, tỷ lệ chất béo động vật/chất béo tổng số dưới 60%. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt…), các loại động vật có vú (lợn, bò…).

 

Người sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng vì nó khó tiêu.

 

Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa 2 cốc/ngày, vì sữa có đủ các thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu phù hợp với người mới khỏi bệnh. Đặc biệt với sữa năng lượng cao, làm cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi.

 

 

 

 

 

Bình thường, khi đói thì chúng ta muốn ăn và thèm ăn, với người đói (thiếu) vi chất dinh dưỡng và đường tiêu hóa yếu kém thì ngược lại, họ thường mất cảm giác đói và thèm ăn.

 

Vì vậy, để hỗ trợ cho đường tiêu hóa, thì người bệnh nên bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần, đồng thời bổ sung viên đa vitamin- khoáng chất cho người lớn, hay các dạng siro hay cốm đa vitamin- khoáng chất cho trẻ em giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, giúp cơ thể mau bình phục hơn.

 

 

 

 

III. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ COVID-19

 

1. Tăng cường rau quả

Các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với người sau điều trị bệnh là vitamin A, C , D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,…có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng. Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin – khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Ăn các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng có chứa nhiều vitamin A, C, E. Ngoài ra, rau quả còn góp giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Nhu cầu rau xanh và hoa quả là từ 400 – 600 g/người/ngày.’

 

2. Tăng cường bổ sung nước

 Người mắc bệnh COVID-19, thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết. Việc lựa chọn nước uống để bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, các chất chống o xy hóa, các loại nước được chế biến rất đơn giản từ rau xanh, hoa quả và rất nhiều các loại khác tùy theo sở thích của mỗi người.

 

Các loại nước sinh tố hoa quả, ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước soài, rau má,… để cung cấp lượng vitamin C, A là cần thiết cho cơ thể.

 

Cần tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất.

 

 

 

3. Thực phẩm cần hạn chế

Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, súc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua… Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

 

 

 

 

IV. PHÓ GIÁO SƯ – TIẾN SĨ – BÁC SĨ: TRẦN ĐÌNH TOÁN – NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN DINH DƯỠNG LÂM SÀNG – CHIA SẺ VỀ TÁC DỤNG CỦA YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN ĐANG PHỤC HỒI SAU ĐIỀU TRỊ COVID-19

 

YouTube video

 

Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ: Trần Đình Toán – Nguyên Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng – chia sẻ về tác dụng của YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST đối với bệnh nhân đang phục hồi sau điều trị COVID-19

 

 

 

 

 

 

 

Cảm ơn quý khách hàng đã theo dõi bài viết !

Hy vọng với những chia sẻ trên đây từ Thương Hiệu Yến Sào Asia Bird’s Nest, quý khách sẽ có được thêm nhiều thông tin kiến thức về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân phục hồi sau điều trị COVID-19.

Chúc quý khách và gia đình sức khỏe dồi dào, cùng vượt qua đại dịch.

Hãy cho phép thương hiệu được chia sẻ đến quý khách những giá trị tinh hoa của yến sào Châu Á

 

 

 

❖ Bài viết tham khảo:

● Yến sào hỗ trợ tăng cường sức đề kháng phòng ngừa COVID-19

● Hướng dẫn chế biến tổ yến, YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST dành cho bệnh nhân COVID-19

● Tác dụng của YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST đối với phổi của bệnh nhân COVID-19

● Bệnh nhân sau điều trị COVID-19 ăn yến sào được không?

● Chế độ dinh dưỡng dành cho người sau tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19

● Yến sào giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả trong mùa dịch bệnh COVID-19, bạn đã biết chưa?

● Giảm phản ứng phụ sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19 bằng YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST

● YẾN SÀO ASIA BIRD’S NEST hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ em, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh COVID-19

● Ăn gì để tăng cường sức đề kháng bảo vệ cả gia đình trong mùa dịch bệnh COVID-19

● Tăng sức đề kháng cho người già trong mùa dịch bệnh COVID-19 bằng tổ yến Thương Hiệu Asia Bird’s Nest

● Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân phục hồi sau điều trị COVID-19

 

 

 

 

logo

 

 

 

” Chăm sóc sức khỏe cộng đồng là sứ mệnh của thương hiệu “

” Được phục vụ quý khách là niềm vinh hạnh của thương hiệu “

” Sự hài lòng của quý khách hàng là thành công lớn nhất của thương hiệu “

” Hãy cho phép thương hiệu được chia sẻ đến quý khách những giá trị tinh hoa của yến sào Châu Á “

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan:
Khám Phá Cửa Hàng Chi Nhánh của Thương Hiệu Yến Sào Asia Bird’s Nest tại
Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển của Thương Hiệu Yến Sào Asia Bird’s Nest
Introducing Asia Bird's Nest, a brand synonymous with excellence and purity in the realm of

Đánh giá
Quản Trị Viên
Không có bình luận

Gửi bình luận

Bình luận

*












YÊU CẦU GỌI LẠI TƯ VẤN
+
Gửi số điện thoại
.
.
.
.
Gọi ngay
Địa điểm